Showing posts with label SoftDesign. Show all posts

Thêm thuộc tính, sự kiện cho các điểu khiển trong winform

thuvienwinform - Apply Attributes in Windows Forms Controls (áp dụng các thuộc tính vào các điều khiển trong winform) sẽ giúp chúng ta thêm những sự kiện, thuộc tính chúng ta cần vào các control này. Ví dụ như thêm tính năng chuẩn hóa cho textBox, hoặc giới hạn độ dài cho textBox. Rất tiện trong quá trình code và sau này, tức là dùng cho được nhiều sản phẩm. Chính vì sự hữu ích này, hôm nay mình xin được chia sẻ cách thêm thuộc tính và sự kiện cho các điều khiển trong winform.


Tải về project demo: https://www.dropbox.com/s/6ih1d0oephk97r2/thuvienwinform-ThemThuocTinhChoControl.rar (46KB)

Bài viết này sẽ giới thiệu việc thêm tính năng chuẩn hóa và giới hạn độ dài cho TextBox. Gồm 2 phần
- Phần I: Thêm thuộc tính, sự kiện cho 1 điều khiển dựa trên lớp kế thừa
- Phần II: Tạo 1 điều khiển chứa nhiều điều khiển (từ các điều khiển đã có)

Chú ý: nếu tải về mở ra lỗi thì ấn F5 cho nó chạy sẽ hết lỗi (Do nó chưa nạp các điều khiển tự tạo vào)
- Để đọc code dễ ấn chuột phải vào code -> Outlining -> Collapse to Definitions (Ctrl + M,O).
- Để xem code của cotrol không có Design: ấn F7 hoặc ấn vào Switch to code...

I. Thêm thuộc tính, sự kiện cho 1 điều khiển

1. Thêm thuộc tính


- Rất đơn giản thôi. Đầu tiên thêm 1 class với tên: MyTextBox

- Class này kế thừa của TextBox


- Sau đó ta thêm các thuộc tính cho MyTextBox như sau:

[Category("Thuộc tính xây dựng thêm")]
[Description("Chuẩn hóa văn bản nhập vào. Viết hoa kí tự sau dấu cách")]
[DefaultValue(true)]
public bool ChuanHoa
{
    get;
    set;
}

private DoDai _doDai;//Cái này phục vụ cho việc thêm sự kiện sau này
[Category("Thuộc tính xây dựng thêm")]
[Description("Định độ dài cho văn bản \nNgắn: 30 kí tự\nBình thường: 60 kí tự\nDài:255 kí tự")]
public DoDai ĐộDài
{
    get { return _doDai; }
    set{_doDai = value;}
}

Với DoDai là 1 enum

public enum DoDai
{
    Ngắn,
    BìnhThường,
    Dài,
    TốiĐa
}

Trở lại phần thiết kế ta đã có được như này


2. Xây dựng chức năng chuẩn hóa, giới hạn độ dài

a. Chuẩn hóa
- Chúng ta sẽ chuẩn hóa sau khi nhập chữ vào MyTextBox xong. Sử dụng sự kiện LostFocus và ấn nút Enter để thực hiện chuẩn hóa. this.Text = ChuanHoaXau(this.Text);

protected override void OnLostFocus(EventArgs e)
{
    base.OnLostFocus(e);
    ThucHienChuanHoa();
}

protected override void OnKeyDown(System.Windows.Forms.KeyEventArgs e)
{
    base.OnKeyDown(e);
    //Ấn enter
    if (e.KeyCode == System.Windows.Forms.Keys.Enter)
        ThucHienChuanHoa();
}

private void ThucHienChuanHoa()
{
    //Chuẩn hóa xâu trong textBox
    this.Text = ChuanHoaXau(this.Text);//Các hàm còn lại xem trong project demo nha
    //Đưa con trỏ nhấp nháy về cuối dòng
    this.Select(this.Text.Length, this.Text.Length);
}

Kết quả:


b. Giới hạn độ dài
- Để giới hạn độ dài ta sử dụng sự kiện TextChanged
protected override void OnTextChanged(EventArgs e)
{
    base.OnTextChanged(e);
    int doDaiToiDa = 0;
    switch (ĐộDài)
    {
        case DoDai.Ngắn         : doDaiToiDa = 30; break;
        case DoDai.BìnhThường   : doDaiToiDa = 60; break;
        case DoDai.Dài          : doDaiToiDa = 255; break;
        default: break;
    };
    if (ĐộDài != DoDai.TốiĐa)
        if (this.Text.Length > doDaiToiDa)
            ThietLapDoDai(doDaiToiDa);
}

/// <summary>
/// Thiết lập độ dài kí tự trong textBox
/// </summary>
/// <param name="ddtd">Độ dài tối đa cho phép</param>
private void ThietLapDoDai(int ddtd)
{
    //Dữ lại đoạn văn bản cho phép
    this.Text = this.Text.Substring(0, ddtd);
    //Đưa con trỏ nhấp nháy về cuối dòng
    this.Select(ddtd, ddtd);
}

- Cách này khá thủ công như có lẽ như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Để tối ưu thì ta sửa luôn việc set get biến Text của TextBox. Chuẩn hóa luôn khi set get

3. Bắt sự kiện thay đổi giá trị ĐộDài

a. Sử dụng delegate EventHandler
- Tạo sự kiện
public event EventHandler ThayDoiDoDai;//Khai báo sự kiện

- Code cho sự kiện
protected virtual void OnThayDoiDoDai()
{
    EventHandler handler = this.ThayDoiDoDai;
    if (handler != null)
    {
        handler(this, EventArgs.Empty);
    }
}

- OK. Đã có sự kiện! Bây giờ đặt vào chỗ cần thực hiện sự kiện. Đó là khi giá trị ĐộDài thay đổi. Là lúc nào nhỉ?? Chính là lúc set get giá trị cho nó
public DoDai ĐộDài
{
    get { return _doDai; }
    set
    {
        _doDai = value;
        //Mỗi khi thay đổi giá trị -> set, get 1 lần => chính là sự kiện thay đổi giá trị
        OnThayDoiDoDai();
    }
}


b. Tạo lớp kế thừa của EventHandler để tạo thêm các giá trị cho sự kiện
- Ví như sự kiện CellClick của DataGridView có thể lấy giá trị hàng (e.RowIndex). Vậy làm như thế nào để thêm các thuộc tính cho sự kiện. Ta cần tạo 1 lớp kế thừa của thằng EventHandler như sau:
//Tạo class bằng file mới hoặc trong cùng class MyTextBox đều được. Xem thêm trong project demo
public class ThayDoiGiaTriDoDai : EventArgs
{
    public DoDai GiaTriDoDai { get; set; }
    public bool DuocChuanHoa { get; set; }
    public string ThongTinChoSuKien
    {
        get { return "Sự kiện thay đổi giá trị độ dài của MyTextBox"; }
    }
}

- Thêm sự kiện sử dụng lớp kế thừa này
[Category("Sự kiện Xây dựng thêm")]
[Description("Bắt sự kiện thay đổi độ dài. Dùng class kế thừa")]
public event EventHandler<ThayDoiGiaTriDoDai> ThayDoiDoDaiDungClass;//Khai báo sự kiện
/// <summary>
/// Code cho sự kiện
/// </summary>
/// <param name="s">Nạp giá trị đầu vào để hiển thị ra khi sử dụng sự kiện</param>
protected virtual void OnThayDoiDoDai(ThayDoiGiaTriDoDai s)
{
    EventHandler<ThayDoiGiaTriDoDai> handler = this.ThayDoiDoDaiDungClass;
    if (handler != null)
    {
        handler(this, s);
    }
}

- OK bây giờ sửa lại lúc set get là được
public DoDai ĐộDài
{
    get { return _doDai; }
    set
    {
        _doDai = value;
        //Mỗi khi thay đổi giá trị -> set, get 1 lần => chính là sự kiện thay đổi giá trị
        SuKien = new ThemThuocTinhChoControl.ThayDoiGiaTriDoDai();
        SuKien.GiaTriDoDai = this.ĐộDài;
        SuKien.DuocChuanHoa = this.ChuanHoa;
        OnThayDoiDoDai(SuKien);
    }
}

- Kết quả:



II. Tạo UserControl từ các control khác

- Trong thực tế có nhiều form ta có các kiểu bố trí giống nhau, có sự kết hợp của nhiều control giống nhau. Ví dụ như tập hợp các textBox để nhập thông tin họ tên ngày sinh,...thì ta chỉ cần tạo 1 lần vào sử dụng cho các form khác nhau. Để thực hiện việc này ta làm như sau:

- Tạo 1 UserControl

- Sau đó thì kéo các điều khiển khác vào

- Ok có thể nói là xong rùi nhưng ta muốn thêm các thuộc tính, sự kiện cho thằng này thì làm tương tự phần I là OK.
- Ví dụ thêm thuộc tính tự động Anchor:
public bool TuDongDanCachCacPhanTu
{
    get { return _tuDongDanCachCacPhanTu; }
    set 
    { 
        _tuDongDanCachCacPhanTu = value;
        if (_tuDongDanCachCacPhanTu)
        {
            this.Anchor = AnchorStyles.Bottom | AnchorStyles.Top | AnchorStyles.Left | AnchorStyles.Right;//This ở đây là UserCOntrol
            this.myTextBox1.Anchor = AnchorStyles.Bottom | AnchorStyles.Top | AnchorStyles.Left | AnchorStyles.Right;
            this.myTextBox2.Anchor = AnchorStyles.Bottom | AnchorStyles.Top | AnchorStyles.Left | AnchorStyles.Right;
        }
        else
        {
            this.Anchor = AnchorStyles.Top | AnchorStyles.Left;
            this.myTextBox1.Anchor = AnchorStyles.Top | AnchorStyles.Left;
            this.myTextBox2.Anchor = AnchorStyles.Top | AnchorStyles.Left;
        }
    }
}
- Sau khi đã thêm tạo được các file cs chỉ cần thêm vào các project khác là ok.

Nếu thấy hữu ích hãy để lại bình luận hoặc ấn G+. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết
4/25/2014
Đăng bởi :

[SOFTWARE DESIGN] Thiết kế phần mềm theo mô hình 3 lớp Layer

Hướng tới lập trình chuyên nghiệp (nói cho oai chứ mình gà lắm) - không chỉ về mặt code , thuật toán ... mà bạn cần phải thiết kế phần mềm sao cho dễ chỉnh sửa , cập nhật nhất (nhất là đối với code team và bạn đã định hướng phát triển phần mềm lâu dài)

Hôm nay mình xin giới thiệu một cách thiết kế khá phổ biết là "MÔ HÌNH 3 LỚP LAYER"

1. Giới thiệu tổng quan
Như tên của mô hình. Chúng ta sẽ thiết kế phần mềm theo 3 lớp sau :
- GUI Layer : chuyên xử lí về GUI (giao diện)
- Business Layer : chuyên xử lí về nghiệp vụ, thuật toán....
- Data Access Layer : đưa dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu cũng như lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu lên

Ngoài ra chúng ta dùng thêm 1 class là : Data Transfer Object (DTO) có chức năng là cầu nối giữa các Layer. (Ta cũng có thể dùng các parameter để truyền dữ liệu , tùy nhiên nhiều parameters quá thì nên dùng tên class này)

2. Các bước thiết kế phần mềm theo mô hình 3 lớp layer
Bây giờ chúng ta cùng nhau thiết kế một phần mềm đơn giản nhé ^^

Để đơn giản ở đây tôi không dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà ghi dữ liệu ra file "Data.txt"  (Coi như nó là DataBase đi :D -- File này sẽ chỉ ghi được 1 tài khoản thôi nhưng đây là ví dụ mà -- các bạn có thể áp dụng vào các hệ quản trị CSDL giống như vậy)

- Thiết kế một GUI như sau :
GUI có 2 textbox : txtTaiKhoan và txtMatKhau và một button : btnDangKi

- Tạo các Folder vào các class như hình dưới đây :
(GUI Layer : frmRegister.cs | Business Layer : XuLi.cs | Data Access Layer : VanChuyenDuLieu.cs
và DTO.cs)
- OK Tiến hành code nhé :

** DTO.cs (Nơi đây chỉ chứa các biến vận chuyển) :

namespace MOHINH3LOPLAYER
{
    public class DTO
    {
        private string _TaiKhoan;
        private string _MatKhau;
        public string TaiKhoan
        {
            set {_TaiKhoan = value;}
            get {return _TaiKhoan;}
        }
        public string MatKhau
        {
            set {_MatKhau = value;}
            get {return _MatKhau;}
        }
    }
}


**VanChuyenDuLieu.cs (Nơi đây chỉ có chức năng đọc/ghi dữ liệu xuống CSDL)
Ở phương thức GhiDuLieu tôi sẽ truyền vào đối tượng DTO
namespace MOHINH3LOPLAYER.Data_Access_Layer
{
    public class VanChuyenDuLieu
    {
        public static void GhiDuLieu(DTO doituong)
        {
            FileStream fs = new FileStream("Data.txt", FileMode.Create, FileAccess.ReadWrite, FileShare.None);
            StreamWriter sw = new StreamWriter(fs);
            sw.WriteLine(doituong.TaiKhoan);
            sw.WriteLine(doituong.MatKhau);
            sw.Flush();
            sw.Close();
        }
    }
}
** XuLi.cs (Nơi đây chỉ có chức năng xử lí thuật toán)

namespace MOHINH3LOPLAYER.Business_Layer
{
    public class XuLi
    {
        private static bool KiemTra(DTO doituong)
        {
            if (doituong.TaiKhoan != "" && doituong.MatKhau != "")
                return true;
            return false;
        }
        public static bool DangKi(DTO doituong)
        {
            if (!KiemTra(doituong))
                return false;
            MOHINH3LOPLAYER.Data_Access_Layer.VanChuyenDuLieu.GhiDuLieu(doituong);
            return true;
        }
    }
}

** Và cuối cùng là Xử lí nút "Đăng kí ở GUI" như sau :

private void btnDangKI_Click(object sender, EventArgs e)
        {
                         // Tạo đối tượng DTO
            DTO doituong = new DTO();
            doituong.TaiKhoan = this.txtTaiKhoan.Text;
            doituong.MatKhau = this.txtMatKhau.Text;

            if (MOHINH3LOPLAYER.Business_Layer.XuLi.DangKi(doituong))
            {
                MessageBox.Show("Đăng kí thành công");
            }
            else
            {
                MessageBox.Show("Đăng kí thất bại");
            }
        }

OK như vậy là xong ^^! Đơn giản đúng không :D

4/14/2014
Đăng bởi :

Nhận ngay 100$ cho VPS

Mua hàng ủng hộ page

Ủng hộ page

Nhãn

Code (45) Team Foundation Server (17) Database (14) News (14) product (13) toolbox (10) Linq (9) SoftDesign (8) XNA (6) API (5) Project (5) item (4)

- Bản quyền thuộc về Thư Viện WinForm - Giao diện: Metrominimalist - Thiết kế: Johanes Djogan -